Thứ Hai, 27 tháng 8, 2018

Lẹo mắt là bệnh khá phổ biến, thường gặp ở trẻ nhỏ do nhiều nguyên nhân khác nhau. Lên lẹo khiến trẻ cảm thấy khó chịu, quấy khóc. Áp dụng ngay một số cách chữa Lẹo mắt trẻ em tại nhà dưới đây để bảo vệ mắt cho bé nhé!

Bệnh lẹo mắt là chứng viêm cấp tính, do một loại tụ cầu khuẩn xâm nhập vào tuyến chân lông mi hoặc vi khuẩn như staphylocoque gây nên, thường xuất hiện khi môi trường nhiều bụi bẩn. Bệnh này còn rất dễ tái phát nên bạn cần có biện pháp chăm sóc và chữa trị kịp thời cho bé để tránh những biến chứng nguy hiểm.
Đọc thêm: Tất tật kiến thức chữa lẹo mắt

Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh lẹo mắt


Dụi mắt nếu tay không sạch dễ bị nhiễm vi khuẩn staphylococcus aureus gây ra lẹo mắt. Vi khuẩn này tập trung nhiều ở mũi bé, khi trẻ dùng tay dụi mũi sau đó dụi mắt vi khuẩn sẽ bám lên mi mắt và gây bệnh.



Lẹo mắt là một khối sưng phù nề màu đỏ, nhân vàng giống mụn, mọc ngay ở chân lông mi hoặc bờ mi. Sau 3-4 ngày mọc, lẹo sẽ mưng mủ và vỡ. Bệnh thường tái phát nhiều lần và có thể lan từ mắt này sang mắt còn lại, gây sưng to cả mi mắt.

Có hai dạng lẹo bao gồm lẹo mắt bên trong và lẹo bên ngoài:
  • Lẹo bên ngoài là một nốt đỏ mọc ở chân mi mắt, có kích thước bằng hạt đậu. 
  • Lẹo bên trong nằm bên trong mi mắt, khi lật mi mắt sẽ xuất hiện nốt đỏ tương tự như lẹo bên ngoài, có thể có mủ trắng. 
Khi trẻ bị lẹo mắt, sẽ thấy khó chịu, chảy nước mắt, thậm đau mi mắt.
Mục liên quan: Cắt mí mắt bao nhiêu tiền?

Cách chữa Lẹo mắt trẻ em tại nhà


Tuy không gây nguy hiểm, nhưng lẹo mắt có thể gây kích ứng, khiến mắt sưng và mưng mủ, gây khó chịu cho trẻ. Nếu bị lẹo mắt nghiêm trọng, không điều trị kịp thời, có thể dẫn đến nhiễm trùng mắt rất nguy hiểm. Cách chữa lẹo mắt trẻ em dưới đây bạn có thể thực hiện tại nhà:



Làm ẩm khăn hoặc một miếng gạc sạch bằng nước ấm rồi đặt lên vùng mắt bị mọc lẹo. Cố giữ trong vòng 10-15 phút mỗi lần chườm, và lặp lại 3-4 lần mỗi ngày. Nhiệt độ của khăn chườm sẽ giúp cho mủ rút nhanh về phía trước, nhờ đó việc bể và chảy mủ sẽ nhanh hơn giúp mắt nhanh khỏi.

Khi trẻ bị lẹo mắt, tuyệt đối không nặn hoặc dùng kim chích để làm vỡ nốt lẹo, để tránh làm trẻ bị đau, nhiễm trùng và gây sẹo.

Khi chỗ sưng bưng mủ, mẹ dùng một miếng vải hoặc bông gòn sạch, nhúng nước ấm lau mắt cho bé, tránh để mủ lây sang chỗ khác. Thông thường, mắt sẽ hết sưng trong một tuần.

Cách phòng ngừa lẹo mắt ở trẻ
  • Không dụi mắt vì có thể gây kích ứng mắt và nhiễm trùng lây lan. 
  • Đeo kính bảo vệ mắt mỗi khi đi ra đường hoặc làm việc, vui chơi ở nơi khói bụi. 
  • Tránh dùng chung khăn tắm, khăn mặt. 
  • Rửa tay sạch sẽ.

TIN XEM NHIỀU

LƯU TRỮ